Bạn cho rằng website ngừng hoạt động trong thời gian ngắn chẳng có hậu quả gì đáng kể? Và các nhà dịch vụ internet đang nói quá về tầm quan trọng của nó. Nhưng thật sự, chỉ với vài phút gián đoạn do website ngừng hoạt động có thể khiến cho bạn thiệt hại nặng về tài chính lẫn mất đi khách hàng.
Trang web của bạn chính là phương tiện liên lạc giữa thương hiệu của bạn và đối tượng mà bạn đang cố gắng tiếp cận. Một trang web được xây dựng tốt sẽ thu hút và chuyển đổi khách hàng trong bất kỳ ngành công nghiệp nào.
Các doanh nghiệp làm về ngân hàng, dịch vụ điều hướng và nghiên cứu thị trường chịu ảnh hưởng rất lớn. Về niềm tin cho đến những nhận xét không tốt khiến bạn mất đi khách hàng hiện tại và cả tương lai.
Hãy tưởng tượng rằng bạn là chủ của một cơ sở bán lẻ với các hoạt động bán buôn và thanh toán dựa theo hình thức thương mại điện tử. Khi chúng bị gián đoạn, khách hàng khó chịu và chán nản khi chẳng mua sắm được gì hoặc đứng chờ hàng giờ chỉ để thanh toán tiền. Nếu cứ tiếp tục kéo dài thì khách hàng sẽ không muốn quay lại cửa hàng của bạn một lần nào nữa.
Không riêng doanh nghiệp lớn hay nhỏ, nếu đã hoạt động trên nền tảng website bạn luôn cần một sự ổn định và tốc độ đáp ứng tức thì. Nếu không khách hàng của bạn sẽ bỏ đi, đến một cửa hàng khác. Và truyền miệng với nhau những ý kiến xấu về sự cố ngoài ý muốn của bạn.
Các nguyên nhân khiến Website ngừng hoạt động
1. Lưu trữ trang web với hosting chất lượng kém
Ngay cả khi nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Hosting của bạn đảm bảo thời gian hoạt động cho website là 99,99%, thì sự đảm bảo đó không hề đáng tin. Ngay cả khi công ty của họ không đáp ứng tiêu chuẩn mà họ đã cam kết và chỉ đáp ứng khoảng 75% thì họ cũng sẽ không đền bù cho bạn về tất cả các tổn thất của bạn phải chịu do website ngừng hoạt động.
Hosting kém chất lượng là một trong những nguyên nhân hàng đầu cho khiến cho website doanh nghiệp thường xuyên ngừng hoạt động.
Tệ hơn nữa, là bạn không biết được chính xác bao nhiêu lần downtime website đã xảy ra.
Hãy tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Hosting có đủ năng lực hạ tầng và giúp bạn dễ dàng mở rộng băng thông website trong tương lai.
2. Tấn công DDoS
Tấn công DDoS, còn được gọi là tấn công từ chối dịch vụ, xảy ra khi có quá nhiều yêu cầu truy cập đến website máy chủ làm tắc nghẽn băng thông và làm sập máy chủ web. Ngay cả khi trang web của bạn không phải là mục tiêu bị nhóm hacker tấn công Ddoss, nhưng nếu bạn sử dụng chung máy chủ với nhiều doanh nghiệp khác, thì website của bạn cũng có khả năng bị ngừng hoạt động một khí máy chỉ bị tấn công Ddos
3. Tấn công bằng phần mềm độc hại vào website
Nếu trang web của bạn có bất kỳ điểm yếu nào về bảo mật hoặc có bất kỳ lỗ hổng nào có thể xâm nhập được, một hacker có thể tìm thấy nó và làm cho website ngừng hoạt động ngay lập tức.
Nếu website của bạn không có hệ thống tường lừa bảo vệ website, thì nó dễ bị tấn công bởi những tin tặc này và những cuộc tấn công này có thể gây ra sự ngừng hoạt động nghiêm trọng của trang web cho doanh nghiệp của bạn.
Giải pháp bảo mật Website
Một trang web được nhiều người dùng biết đến và tin tưởng sử dụng sẽ tự nhiên trở thành mục tiêu của các tin tặc muốn phá hoại nó, đặt các liên kết spam trên đó cho đến khi bạn trả tiền chuộc. Trên thực tế, một nghiên cứu từ đầu năm nay đã chỉ ra rằng hơn 150.000 trang web doanh nghiệp nhỏ có thể bị nhiễm phần mềm độc hại tại bất kỳ thời điểm nào ở Hoa Kỳ. Những sự cố về website đã tàn phá thương hiệu của doanh nghiệp, vì vậy chúng tôi muốn chia sẻ một vài cách bạn có thể ngăn chặn tấn công website hữu ích:
1. Sử dụng mật khẩu an toàn.
2. Thường xuyên cập nhật phần mềm update nếu bạn đang sử dụng website wordpress
3. Sử dụng WAF - tường lửa ứng dụng web
4. Cài đặt SSL.
5. Sao lưu website thường xuyên, tránh trường hợp bị tấn công RANSOMWARE
Cuối cùng, điều quan trọng là bạn kiểm soát website của mình thường xuyên nếu nó thật sự quan trọng và mang lại giá trị kinh tế cao.
Bởi vì website của doanh nghiệp chính là văn phòng ảo trên internet. Giữ an toàn cho website là điều bắt buộc và cần thiết khi bạn muốn phát triển công việc kinh doanh của mình.